This website uses cookies to ensure you get the best experience on our website. Learn more

Kính nể tay lái ông Đoàn Ngọc Hải khi vượt đèo dốc đến trẻ em nghèo, đúng kiểu Người vận chuyển

x

Người Việt có cá tính dân tộc ko?

Chào mừng quý vị và các bạn đến với tú tài ta
hnay xin gửi tới video có nội dung
Người Việt có cá tính dân tộc ko?
Của nhà văn nhà nghiên cứu Sơn Nam được viết năm 1967 mời quý vị và các bạn đón xem.
Sơn Nam
Tháng 11 năm 1967
Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc tỉnh Xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày.
Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam). Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá.
Năm 1955, ông lên Sài Gòn cộng tác với các báo: Nhân loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống…
Năm 1960-1961, bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi (Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là “ông già Nam Bộ”, “ông già Ba Tri”, “ông già đi bộ”, “pho từ điển sống về miền Nam” hay là “nhà Nam Bộ học”.
LỜI NÓI ĐẦU
Bàn về dân tộc tính, về tinh thần dân tộc là điều khó khăn, tế nhị. Khó từ cách định nghĩa đến cách đưa ra bằng chứng, trong thời buổi nhân tâm ly tán nầy, người ta thường đồng ý nhau về danh từ nhưng lại cãi vã nhau khi áp dụng lý luận vào thực tế.
Nói tổng quát về Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Bội Châu thì lần hồi trở nên nhàm chán. Nói về cách uống trà, lễ Nam Giao, nước mắm Phú Quốc thì dường như tiêu cực, lẩm cẩm không làm thỏa mãn những người đang sốt ruột. Cây cổ thụ vươn lên trời, rễ ăn sâu vào lòng đất hút chất phân. Nói riêng về cây cổ thụ hoặc nói riêng về chất đất thì dường như phiến diện, điều quan trọng là giải thích sự liên quan giữa chất đất và màu xanh của lá cũng như giải thích việc cúng đình, lễ chùa, cấy phát vần công có ảnh hưởng như thế nào đến tài hoa và thái độ kiêu hùng của vua Quang Trung, liệt sĩ Nguyễn Thái Học.
Bởi vậy, tập sách này chỉ là khởi thảo. Người viết cố nắm bắt lấy vấn đề nhưng vẫn không nắm vững, nhiều đoạn quá dài, vô ích, lặp đi lặp lại trong khi nhiều đoạn cần thiết, có tánh cách quyết định chỉ được nói sơ qua. Dám mong đây là mớ tài liệu rời rạc – một đống xà bần – nào gạch bể, ngói vụn, cây gẫy, trong đó có vài món đáng chú ý, có thể xài được, đáng xem thử.
° ° °
Dân tộc tính (cá tính dân tộc) là gì?
Danh từ “dân tộc tính” dường như chỉ xuất hiện từ năm 1945 và được bàn cãi từ đó về sau, kèm theo danh từ “cá tính dân tộc”, “văn hóa dân tộc”?
Nếu chúng tôi không lầm thì trước kia các nhà văn hóa vẫn thắc mắc, tìm hiểu dân tộc tính Việt Nam nhưng họ dùng danh từ hơi khắc, thí dụ như:
– Quốc học, quốc hồn, quốc túy.
– Bốn ngàn năm văn hiến.
Danh từ “tinh thần dân tộc” được nhắc nhở đến, khi bàn về dân tộc tính. “Tinh thần” là ngụ ý tinh thần tranh đấu chống ngoại xâm: chiêu hồn nước, khóc quốc hồn.
Tuyệt tác công nghệ của người Việt khiến quốc tế bất ngờ: Việt Nam thẳng tiến ‘mỏ vàng’ 14.000 tỷ. #vietnam #lichsuvietnam
x

Shares

x

Check Also

x

Menu